Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

4 cách giúp nhân viên cân bằng cuộc sống - HR Vietnameses

4 cách giúp nhân viên cân bằng cuộc sống

Với vai trò là cầu nối giữa người lao động và những nhà tuyển dụng, đội ngũ Navigos Search có cái nhìn sâu rộng về các vấn đề người lao động gặp phải khiến họ rời bỏ doanh nghiệp, tìm chỗ làm mới để đạt được sự cân bằng trong cuộc sống.





Theo kinh nghiệm làm việc, chúng tôi nhận thấy nhà tuyển dụng thành công nhất là những công ty giúp nhân viên của mình có được sự cân bằng trong cuộc sống.

Điều này rất quan trọng bởi nó làm tăng sự hài lòng và động lực làm việc cho người lao động, khiến họ gắn bó hơn với công việc và sẵn sàng giải quyết các yêu cầu của công ty và khách hàng. Sau đây là 4 kinh nghiệm quản lý tốt nhất mà các nhà tuyển dụng áp dụng để lấy lại cân bằng trong cuộc sống của nhân viên.

1. Nhận diện sớm những dấu hiệu mất cân bằng

Một số triệu chứng của xu hướng mất cân bằng thiên về công việc của nhân viên là: Gia tăng số lần sai sót, tình trạng tách biệt, nghỉ việc nhiều và ít tạo nên giá trị. Một số công ty khách hàng của chúng tôi đã đào tạo đội ngũ quản lý về cách nhận diện sự mất cân bằng ở giai đoạn sớm nhất để tránh các hậu quả xấu có thể xảy ra.

Một số chủ động tổ chức các buổi hội thảo để giúp phổ biến những thói quen làm việc tốt, khuyến khích nhân viên tập thể dục và đối thoại nhiều hơn về điều kiện làm việc phù hợp nhất cho mình.

2. Thiết lập mức độ ưu tiên trong công việc

Thực tế cho thấy, những nhà tuyển dụng được yêu thích nhất rất biết cách đặt mục tiêu rõ ràng trong công việc để tránh gây những áp lực không đáng có cho nhân viên.

Vì vậy, đối với nhân viên trực thuộc, bạn có thể khuyến khích họ sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên để hoàn thành từng nhiệm vụ trong thời gian hợp lý. Bạn cũng có thể thực hiện các bài khảo sát để hiểu hơn nguyện vọng của nhân viên và thiết kế những quy định phù hợp để đáp ứng những nguyện vọng đó.

3. Áp dụng chính sách làm việc linh hoạt

Trong một số trường hợp, chỉ đơn giản đưa ra chính sách làm việc linh hoạt đã có thể tạo nên sự cân bằng trong công việc cho nhân viên. Nhiều nhà tuyển dụng cho phép nhân viên cư trú ở xa được làm việc tại nhà vào một số ngày cố định trong năm, giúp họ tiết kiệm khoảng thời gian dài di chuyển và giảm áp lực công việc.

Một số chính sách linh động khác như cho phép người lao động đến muộn và về sớm hơn để đưa đón con tại trường học, thời gian làm việc ngắn hơn, những tuần nghỉ phép không lương... Cũng được chứng minh là đóng góp tích cực vào việc cân bằng cán cân công việc - đời sống của nhân viên.

4. Hạn chế đưa việc về nhà

Một trong số những vấn đề thường gặp nhất khiến nhân viên quyết định nhảy việc là họ liên tục bị yêu cầu làm nhiều hơn trong khoảng thời gian không đổi. Với sự tiến bộ của công nghệ thông tin, nhiều nhân viên thậm chí không thể ngừng kiểm tra hòm mail công việc trong kỳ nghỉ.

Là nhà tuyển dụng sáng suốt, bạn hãy giúp nhân viên hưởng thụ trọn vẹn những ngày bình yên tránh xa công sở bằng cách đẩy mạnh những chính sách tránh mang việc về nhà hoặc đào tạo nhân viên về cách làm việc hiệu quả hơn.

Theo Báo Doanh nhân Sài Gòn

Các triết lý   nhân sự

Các nhà nghiên cứu về về quản trị đều hiểu rằng: triết lý nhân sự và cách cư xử của các quản trị gia với nhân viên ảnh hưởng rất mạnh đến bầu không khí tập thể, khả năng làm việc của nhân viên và hiệu quả quản trị.

Các nhà nghiên cứu về hành vi tổ chức đã đưa ra những giả thuyết về bản chất con người làm cơ sở cho thuyết X và thuyết Y như sau:

Thuyết X

Quan điểm về người lao động
 
- Con người vốn lười biếng
- Họ luôn tìm cách trốn tránh trách nhiệm và không có tham vọng
- Hầu hết mọi người ít có khả năng sáng tạo
- Con người không muốn và luôn chống lại sự thay đổi, đổi mới.
- Động cơ thúc đẩy họ chỉ là yếu tố vật chất.
- Họ là người không đáng tin cậy.

Hệ thống quản trị
 
- Bắt buộc nhân viên làm việc
- Kiểm tra nghiêm ngặt
- Trừng phạt nghiêm khắc

Thuyết Y

Quan điểm về người lao động

- Con người luôn chăm chỉ
- Họ thích nhận thêm trách nhiệm
- Nhiều người có khả năng sáng tạo khi giải quyết các vấn đề
- Con người luôn hướng đến sự đổi mới
- Động cơ thúc đẩy làm việc không chỉ vấn đề vật chất mà quan trọng hơn là giá trị tinh thần
- Họ là người đáng tin cậy.

Hệ thống quản trị

- Khen thưởng, động viên nhân viên
- Thực hiện chế độ tự quản

Trên đây chỉ mang tính giả thuyết, trong thực tế việc vận dụng không mang tính máy móc. Sự "pha trộn” các quan điểm khác nhau theo thuyết X và thuyết Y đã trở thành phong cách quản trị của nhiều nhà quản trị.

Ngày nay, người ta còn đề cập nhiều đến thuyết Z, thuyết của các doanh nghiệp Nhật Bản. Thuyết Z với quan điểm "Công nhân vui sướng là chìa khóa để tăng năng suất lao động”.

Với quan điểm như vậy các doanh nghiệp Nhật Bản theo tư tưởng thuyết Z đã cố gắng chăm lo tối đa cho nhân viên.

Để thấy rõ điều này ta có thể so sánh mô hình   quản trị nguồn nhân lực   theo thuyết A (Mỹ) và thuyết Z (Nhật)

Mô hình Quản trị nguồn nhân lực theo thuyết A (Mỹ) và thuyết Z (Nhật)

Chúng ta cũng hiểu rằng: Triết lý nhân sự của quản trị gia cao cấp nhất công ty sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quản trị gia cấp dưới và toàn thể nhân viên, và từ đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định nhân sự.

Ngày nay tính toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ nhờ sự phát triển mang tính bùng nổ của hệ thống công nghệ thông tin toàn cầu. Điều này có thể dẫn đến sự đan xen các nền văn hóa khác nhau. Song sự ảnh hưởng của nền văn hóa mỗi nước vẫn tác động mạnh mẽ đến tiến trình QTNNL nhất là ở các quốc gia có nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc.

Trong lĩnh vực Quản trị nguồn nhân lực Nhật Bản là quốc qia Á Đông đạt được những thành công rất đáng khâm phục. Sau đây ta thấy những kinh nghiệm mà các công ty của Nhật Bản đúc rút được từ những thành công trong lĩnh vực này:

Kinh nghiệm của các công ty nhật bản:

1. Thứ tự ưu tiên trong vận hành doanh nghiệp : Con người – Tài chính – Công nghệ

2. Thu dụng suốt đời

3. Người lãnh đạo phải có kiến thức về con người

4. Tạo ra sự hài hòa trong mối quan hệ con người

5. Tránh sự khác biệt về điều kiện làm việc giữa cán bộ quản lý và công nhân

6. Quan hệ chủ thợ theo kiểu "trong nhà ’’.

7. Tinh thần hợp tác làm việc của nhân viên

8. Trả luơng, thăng tiến theo thâm niên.

9. Phương chân cơ bản trong tuyển chọn nhân viên là:

- Tuyển người có tư chất linh hoạt

- Tuyển đồng đội chứ không tuyển ngôi sao”

- Ưu tiên tuyển người mới rời ghế nhà trường.

10.   Đào tạo   suốt đời bằng nhiều cách

11. Ra quyết định tập thể.

P5media.Vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét